Anh Huỳnh Long hiện là người sáng lập Astrodemy, đơn vị tư vấn và lên chiến lược cải thiện và nâng cao well-being cho cá nhân và tổ chức. Với gần 10 năm kinh nghiệm, anh đã tham gia triển khai nhiều buổi đào tạo, tư vấn, huấn luyện cho nhiều hệ thống trường học, tập đoàn đa quốc gia cũng như các doanh nghiệp tại Việt Nam. Với doanh nghiệp, anh Long tập trung vào việc cải thiện văn hóa, môi trường làm việc, lập tiêu chuẩn tương tác trong tổ chức, nơi mỗi cá nhân được kết nối, được nuôi dưỡng và được trao quyền để có thể tự do phát triển, phát huy năng lực tối đa cũng như tìm thấy một môi trường làm việc thật sự gắn bó, cảm thấy thuộc về và muốn cống hiến lâu dài.
Astrodemy tập trung ứng dụng Learning Design, cụ thể là Spatially Experimental Design (thiết kế trải nghiệm học tập trong không gian), trong các khóa đào tạo, huấn luyện và tư vấn cho cá nhân, tổ chức, giúp các khách hàng tự gọi tên được vấn đề và tự đưa các giải pháp – một cách tiếp cận có tính trao quyền, tôn trọng sự tự chủ, và khơi gợi nguồn lực sẵn có bên trong khách hàng.

Trong buổi trò chuyện cùng podcast Bản lĩnh Việt Nam, anh Long chia sẻ khái niệm Wellbeing như một cách gọi tên sau cùng cho tất cả những gì anh đã và đang làm. Khái niệm này không mới trên thế giới và có thể đo lường, mang lại hiệu quả tăng trưởng lâu dài cho tổ chức. Anh Long nói mục tiêu của wellbeing là sự hòa hợp chứ không phải cân bằng – nơi mỗi cá thể được nuôi dưỡng từ bên trong, và cùng kiến tạo nên một tập thể mạnh mẽ, linh hoạt, đồng cảm và cùng tiến.
Theo anh Long, Astrodemy đã đưa ra một số đề xuất cải thiện wellbeing cho một số khách hàng doanh nghiệp như lên chiến lược cải thiện hành vi tổ chức, tạo khoảng lặng đầu ngày làm việc, áp dụng mô hình check-in cảm xúc trong các cuộc họp, hay thiết kế một không gian chăm sóc đặc thù cho nhân viên như hình thức phòng nghỉ, nơi giáo viên có thể vào nghỉ ngơi, ngồi thở và thực hành thiền. Điều này có thể giúp tổ chức giảm tỷ lệ nghỉ việc, tăng năng suất, và quan trọng hơn là duy trì một môi trường làm việc lành mạnh, gắn kết.
Điều làm nên sự khác biệt của Astrodemy là không cho các tổ chức một “bài thuốc tiên”, hay “bắt bệnh” và “ép buộc” tổ chức phải “chữa bệnh”. Astrodemy làm việc với khách hàng trên tinh thần tự nguyện, tìm kiếm sự phát triển và thay đổi từ chính những nhà lãnh đạo tổ chức, mời gọi từng cá nhân từ lãnh đạo đến nhân viên cùng bước vào hành trình nhìn lại chính mình, nói ra được mong muốn của bản thân và góp phần giải quyết các vấn đề và tìm kiếm những giải pháp sáng tạo. Khi wellbeing của mỗi cá nhân trong tổ chức được cải thiện, wellbeing của cả tổ chức cũng được cải thiện.

Hành vi tổ chức, trong chia sẻ của anh Long, không còn là những mô hình khô khan của giới quản trị. Wellbeing không chỉ là những chính sách đãi ngộ hỗ trợ cho nhân viên mà còn là những thay đổi vi tế về cách chúng ta tương tác với nhau trong cuộc sống hằng ngày. Chia sẻ với Bản lĩnh Việt Nam, anh nhấn mạnh một tổ chức có wellbeing sẽ trở thành một “trạm năng lượng” – nơi các thành viên cảm thấy thuộc về, được tiếp sức, được cảm thấy an toàn, để tiếp tục đóng góp, và cống hiến.
Với Astrodemy, wellbeing bao gồm rất nhiều khía cạnh, các mối quan hệ mật thiết, tình trạng tài chính, tình trạng sức khỏe tâm thể lý, sự nghiệp và cả những kết nối với cộng đồng xã hội. Thông qua góc nhìn này, bạn có thể hiểu sâu hơn về tình trạng wellbeing của chính mình. Nếu tập podcast này chạm đến điều bạn đang băn khoăn, hoặc đơn giản là bạn muốn lan tỏa một điều tích cực đến cộng đồng, hãy chia sẻ nó nhé. Đừng quên đón chờ số podcast về lĩnh vực Wellbeing của Bản lĩnh Việt Nam.
—
Theo dõi Kênh Bản lĩnh Việt Nam trên các nền tảng:
► Website: banlinhvietnam.com
► Youtube: https://www.youtube.com/@kenhbanlinhVietNam
► Tiktok: https://www.tiktok.com/@kenhbanlinhvietnam
► Fanpage: https://www.facebook.com/kenhbanlinhvietnam
► Spotify: https://open.spotify.com/show/0IhZQSIcztS56yJFqvLAwo